Cách Ôn Thi Tốt Nghiệp Đại Học Séc (státnice, SZZ)

Nếu bạn đang chuẩn bị thi tốt nghiệp đại học ở Séc, Státní Závěrečná Zkouška (SZZ, státnice) hay State Final Exam (SFE) và cảm thấy lo lắng, mình hiểu tâm lý của bạn. Nhưng tin mình đi, thi SZZ không khó như thi đại học Việt Nam đâu. Nó thoải mái và dễ học hơn nhiều. Bản chất của SZZ không phải là đánh đố học sinh, mà là kiếm tra kiến thức cơ bản về các chủ đề chính của ngành học.

Thi SZZ là thi tốt nghiệp Đại học ở Séc. Mô hình thi là thi nói trước 3 giám khảo.

5 Câu hỏi thường gặp về SZZ

Státní Závěrečná Zkouška (State Final Exam) viết tắt là SZZ, có thể hiểu nôm na là thi tốt nghiệp đại học. Ở Cộng hòa Séc, để tốt nghiệp đại học, bạn phải đạt đủ 3 chỉ tiêu:

  1. Không nợ tín chỉ.
  2. Thi đỗ tốt nghiệp.
  3. Hoàn thành và bảo vệ luận án thành công.

1. Phải thi SZZ những môn gì? Bao nhiêu câu hỏi?

Tùy ngành học mà bạn sẽ phải thi các môn tốt nghiệp khác nhau. Ví dụ như hồi cử nhân, mình học Journalism and Communications thì phải thi môn Journalism và…môn Communications… Ở bậc thạc sĩ như hiện tại, mình học Marketing Communications thì phải thi 3 môn, Marketing, Psychology and Sociology, và Economics. Mỗi môn có 30 câu hỏi.

2. Bao giờ được biết câu hỏi SZZ?

Thường thì bạn sẽ được cho biết bảng câu hỏi 5-6 tháng trước khi thi tốt nghiệp, nên khá nhiều thời gian để chuẩn bị. Thậm chí nếu thích bạn có thể tra trên hệ thống dữ liệu nội bộ của trường để tìm bộ đề thi năm ngoái. Thường thì mỗi năm họ sẽ thay đổi bổ sung bộ câu hỏi, nhưng cũng có năm dùng y nguyên. Dù sao thì biết trước kiểu câu hỏi cũng sẽ giúp bạn có được hình dung chung để chuẩn bị tinh thần.

3. Mẫu câu hỏi SZZ như thế nào?

Mỗi môn thi có 30 câu. Tùy vào bản chất môn học mà câu hỏi có thể “đóng” hoặc “mở” (closed or open question). Ví dụ nhé.

Economics (Closed questions nhưng có textbook để học theo):

  1. Explain the theory of public and private goods. Explain Rivalry, Excludability, and the concepts of the Tragedy of Commons and of the Free Riding. How problems connected with rivalry and excludability can be solved?
  2. Principal vs. Agent. Explain the Principal vs. Agent problem and asymmetry of information in corporate governance. Explain how this problem can be mitigated. Explain Friedman’s ways of spending money and consequences of different ways of spending.
  3. Explain the Mundell-Fleming model, fiscal and monetary policy in the model.
  4. Explain the causes of nominal rigidities and the idea of the downward stickiness of prices. Derive the short-run supply curve.

Sociology (Open questions và không có textbook 😦 ):

  1. The importance and nature of the effects of marketing communication in late modern society. Primary, secondary, intended and unintended effects of marketing communications in economic, social and cultural contexts. Positive and negative effects of marketing communication in the context of quality of life in consumer society.
  2. Multiculturalism and its place in modern society. Manifestations of multiculturalism at present. The benefits and risks of “cultural mixing”. The influence of marketing communication on today’s multiculturalism. The problem of Europeanization as a specific manifestation of multiculturalism.
Ở kỳ thi SZZ, bạn bốc thăm 2 câu hỏi và có 15-20 phút chuẩn bị trong khi một thí sinh khác đang trả lời.

4. Quy trình thi SZZ diễn ra như thế nào?

  1. Bạn đến đúng giờ, chờ cho đến khi đến lượt. Business dress code. Nhớ mang thẻ học sinh và thẻ cư trú (hoặc hộ chiếu), và bút.
  2. Bạn bốc thăm 2 câu hỏi, có 15-20 phút chuẩn bị trong khi một thí sinh khác đang trả lời. BTC chuẩn bị giấy nháp nhưng bạn phải tự mang bút riêng.
  3. Thí sinh kia trả lời xong, bạn bắt đầu phần trả lời của mình trước 3 vị giám khảo.
  4. BGK có thể hỏi thêm. Nhưng thường có 2 loại câu hỏi. 1 là để gợi ý, dẫn dắt để bạn nhớ thêm những chi tiết khác về chủ đề. Đây là cơ hội để bạn thể hiện bạn thực sự hiểu bản chất vấn đề và nắm rõ cơ bản. Nếu bạn trả lời được câu này thì bạn coi như an toàn. Chắc chắn qua. Loại câu hỏi thứ 2 là “câu hỏi điểm 10”. Thường là câu hỏi tình huống, liên hệ thực tế, yêu cầu bạn phải động não một chút để vận dụng kiến thức vào thực hành. Trả lời được câu này thì bạn sẽ được điểm tối đa.
  5. Bạn trả lời xong có thể đi ra ngoài, chờ kết quả.
  6. Cứ khoảng 2-3 học sinh thi xong thì BGK sẽ dành 5 thảo luận. Sau đó mời các thí sinh này vào để công bố kết quả.

Ok thôi không dông dài nữa, làm thế nào để thi qua tốt nghiệp SZZ?

3 mẹo thi tốt nghiệp státní závěrečná zkouška (state final exam) điểm cao

1. Tự làm đề cương riêng để đảm bảo chất lượng

Đừng học theo cái đề cương cả lớp cùng làm với nhau. Mình thấy cái ý tưởng đấy không thông minh lắm. Chất lượng thường rất kém. Năm nào thi tốt nghiệp mình cũng chứng kiến những project “đề cương chung” chắp chắp vá vá, dài dằng dặc được chúng bạn truyền tay nhau copy. No.

5 nguyên tắc khi làm đề cương là:

  1. Câu trả lời cho mỗi câu hỏi chỉ nên gói gọn trong một trang A1. Càng ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, càng tốt.
  2. Dùng hình ảnh, emojis, màu sắc, sơ đồ, mind maps để minh họa cho dễ nhớ
  3. Làm đến đâu, học đến đó.
  4. Nếu không hiểu, đừng viết vào. Chỉ viết những thứ mình thực sự hiểu và có thể nhớ được.
  5. Nên dùng Google Docs để luôn lưu tự động, access được trên cả máy tính và điện thoại, có thể share với những người khác, và sử dụng Headings để tạo outline, dễ tìm sau này.
  6. Nếu có “teamwork” thì cũng phải chọn mặt gửi vàng. Chỉ làm chung đề cương với người bạn tin vào trí tuệ của họ. Vì có khi đứa bạn thân cũng chưa chắc là thông minh lắm.
Dùng Google Docs để làm đề cương rất tiện nhé. Có cái outline dễ kiểm tra mà cũng dễ access nữa. Dùng app trên điện thoại có thể thêm emojis hoặc là sử dụng speech-to-text cho những đứa lười viết nhé.

2. Study plan nhiều tháng trước khi thi để tránh căng thẳng

Thường thì mình lên kế hoạch dài hơi, dàn trải nhiều tháng trước khi thi, để tránh tình trạng hoảng loạn sát ngày thi bắt đầu lôi sách vở ra học. Rất không hiệu quả. Also, không học tủ. Không nửa đêm trước hôm thi giở sách ra học. Không làm phao. Không.

Mình đặt lịch dành 2 buổi tối ôn thi state exam. Đồng thời xác định KPI là tuần này học xong 5 câu, tuần sau 5 câu nữa, cuối tháng xong 20 câu. Tháng sau cũng phải xong 20 câu. 1 tuần trước khi thi bắt đầu học nhóm để hỏi chéo nhau.

Đây là study plan của mình cho 4 ngày trước khi thi. Lúc này mình đã học hòm hòm rồi. Chỉ cần luyện nói thôi.

3. Học bằng những phương thức hay ho để không buồn chán

Cái khó nhất của việc ôn thi, ôn thi gì cũng thế, là nó rất chán. Ngồi một chỗ tụng kinh hàng tiếng đồng hồ. Buồn ngủ. Ngán muốn chết. Và chỉ mong mong chóng chóng hết “giờ học” để đi làm việc khác. Chính sự nản này khiến việc học dù đã được lên plan dự trù mấy tháng trời trước khi thi, vẫn kém hiệu quả, vì cứ ngồi vào bàn học với tâm lí “học thôi” là bạn buồn ngủ rũ ra. Hãy thử nghĩ xem có cách nào học vui và dễ hiểu, dễ nhớ hơn không?

Ví dụ xem Crash Course trên Youtube chẳng hạn?

5 cách học của mình:

  1. Ghi âm bản thân giải thích các topic, rồi khi làm việc nhà đeo tai nghe để ôn lại.
  2. Xem giải thích trên Youtube
  3. Làm infographic trên Canva
  4. Vẽ mindmaps trên giấy
  5. Access google doc trên điện thoại và sử dụng speech-to-text để giải thích câu trả lời bằng lời nói điện thoại sẽ chuyển câu nói này thành chữ. Như vậy bạn sẽ có một câu trả lời đơn giản hóa, đúng theo ý hiểu của bạn, và dễ nhớ, chứ không phụ thuộc vào nguyên gốc khó hiểu nữa.
Đây là infographic mình làm cho môn Economics trên Canva

Nói chung là không có gì phải sợ thi SZZ cả 😀

Quan trọng là bạn học tất cả các câu. Không bỏ câu nào. Dù mỗi câu chỉ nói được 1 tí. Chỉ cần trả lời được 3-5 phút thông tin còn hơn là không biết một chút nào. Nói được ít, các giám khảo sẽ gợi ý để bạn trả lời thêm. Vì thế, bạn phải thực sự hiểu bản chất vấn đề của từng câu, không thể học thuộc lòng được.

Nếu bạn có mẹo ôn thi gì hay ho, hãy share ở dưới phần bình luận. Hoặc là bạn đã thử những mẹo trên và thấy cái nào hữu hiệu, cái nào vô dụng thì cũng cho mình biết nhé =))))))) Mình chúc các bạn thi tốt!

Leave a Reply

Website Powered by WordPress.com.

Up ↑