Làm thế nào để trở thành một Communications Consultant?

Bạn có phải là người sáng tạo? Thích viết lách? Và giỏi giao tiếp? Bạn không ngại tổ chức sự kiện? Và ứng biến tốt? Vậy thì ngành truyền thông (Communications) có thể dành cho bạn. Nếu bạn mún tìm hiểu nghề Communications Consultant và cách xin việc cũng như là mặt tốt/xấu của ngành này, tiếp tục đọc thêm nha.

Hiện nay, vẫn chưa nhiều người Việt làm comms ở Séc lắm, thường là vì ít cơ hội việc làm và đòi hỏi ngoại ngữ tốt. Nhưng mình hiện làm Communications Consultant cho công ty tech này của Đan Mạch được 2 năm rồi và thấy nó cũng không khó, lương tốt, ưu đãi tốt, môi trường làm việc lành mạnh, work-life balance tốt, nên mình muốn chia sẻ một số kinh nghiệm để các bạn nào đang tìm hiểu về các cơ hội việc làm ở Séc, hoặc tò mò về công việc của mình, sẽ có cái nhìn tổng quan hơn.

Communications Consultant (CC) là gì? CC làm những việc gì?

Communications Consultant hay Communications Specialist là người phụ trách truyền thông cho một doanh nghiệp. Một vài trách nhiệm của họ có thể kể đến:

Truyền tải thông tin nội bộ, thông báo tập thể.

VD:

  • Thông báo cho toàn thể nhân viên về khai trương văn phòng mới
  • Cập nhật nội quy an toàn vệ sinh mới
  • Giới thiệu manager mới

Quảng bá hình ảnh công ty, sự kiện, hoạt động nội bộ.

VD:

  • Chạy campaign trên social media quảng bá một dự án từ thiện công ty tham gia gần đây
  • Tạo chương trình và tổ chức liên hoan cuối năm cho nhân viên
  • Lên ý tưởng và dự trù kinh phí cho các hoạt động teambuilding hàng tháng.

Tuyên truyền các nội dung xây dựng tinh thần tập thể, gắn kết mọi người.

VD:

  • Viết news posts cho intranet của công ty chia sẻ feedback tốt từ một khách hàng lớn
  • Gửi newsletters chia sẻ fun facts về nhân viên mới

Nôm na hiểu là Comms = HR + Marketing.

Bạn vừa quảng bá, tuyên truyền thông tin, vừa chăm sóc nhân viên, xây dựng tinh thần đoàn kết. Công ty nhỏ thì thường không có nhân viên Comms, mà phòng HR hoặc marketing làm truyền thông luôn. Tầm cỡ vừa trở lên sẽ có nhiều thông tin cần trao đổi hơn, và vì vậy có thể có một (vài) nhân viên Comms. Doanh nghiệp càng lớn thì càng cần nhiều Comms Specialists để chia nhỏ đầu việc và hỗ trợ, back up nhau. Như công ty mình thì mid-size, 250 nhân viên ở chi nhánh Praha, và chỉ có 1 Comms, là mình.

Photo by Burst on Pexels.com

CC cần những skills gì? Có cần bằng cấp gì không? Tôi có hợp làm CC không?

Theo kinh nghiệm của mình thì tốt nhất là có bằng cử nhân các ngành như Journalism / Marketing / PR / Media. Thạc sĩ thì càng tốt, sẽ dễ negotiate lương cao hơn. Nhưng bằng cử nhân các ngành khác cũng được, kiểu Business, IT, Finance, miễn là có các relevant skills. Bằng đại học là yêu cầu tối thiểu để xin được việc làm CC ở Prague ở công ty quốc tế (vì mình thấy những công ty quốc tế mới có khả năng trả lương tốt cho các vị trí Comms).

Ngoài bằng ĐH ra, thì cần có kinh nghiệm đi học hoặc đi làm bằng tiếng Anh hoặc/và tiếng Séc. Trong trường hợp của mình, làm việc ở công ty quốc tế, phụ trách internal communications thì không cần tiếng Séc giỏi (viết-đọc-hiểu A1-A2, giao tiếp được là OK rùi, dĩ nhiên càng giỏi càng tốt.) Tiếng Séc của mình lúc join còn tệ hơn A1 =)))))) Bh còn tệ hơn =))) nhưng mình nói láo quen rùi =)))

Cá nhân mình thấy CC cần 3 core skills là communication, copy-writing, và problem-solving. Lúc mới ra trường, bạn chưa cần quá giỏi, vì chưa đi làm bao giờ mà =)))) Chỉ cần thích và không ngại học hỏi là được.

Giao tiếp/Communication

Bạn phải giỏi ngoại ngữ: tiếng Anh hoặc/và tiếng Séc hay ngoại ngữ gì đó mà họ yêu cầu (đôi khi công ty Đức hoặc Ý nên họ yêu cầu nói những ngôn ngữ này). Làm CC bạn sẽ phải làm quen, nói chuyện, thoả thuận với rất nhiều người, ở các vị trí, độ tuổi, nền văn hoá khác nhau. Đôi khi phải thuyết trình hoặc dẫn chương trình trước đông khán giả. Cho nên khả năng thuyết phục, kể chuyện, truyền tải thông điệp của bạn phải giỏi.

Viết lách/Copy-writing

Kỹ năng viết nội dung này thường đi liền với kỹ năng giao tiếp ở trên, hỗ trợ bổ sung lẫn nhau. Khi nào không gặp mặt, video call được, thì phải viết email gãy gọn, dễ hiểu để trình bày ý kiến của mình. Khi viết các thông cáo báo chí (press release), news posts, articles, hay social media posts cũng phải chọn lọc từ ngữ cho chuẩn, viết ngắn gọn, súc tích, lôi cuốn.

Xử lý vấn đề/Problem-solving

Làm Comms trong thời đại 4.0 thì xác định là phải improvise liên tục. Thông tin thay đổi last-minute có khi phải sửa cả bài viết, nhưng vẫn phải đăng đúng deadline. Sự cố kỹ thuật xảy ra làm trì hoãn chương trình, bạn phải nghĩ ra trò chơi hoặc một hoạt động giải trí nho nhỏ gì đó để đánh lạc hướng đám đông. Khi lên branding strategy cũng phải có plan A B C trong trường hợp lúc pitch sếp có nhiều options để chọn.

Xin việc làm CC ở đâu? Có dễ xin không? Có nhiều cơ hội việc làm không? Lương có cao không?

Theo mình, nên xin việc qua recommendations của người quen, hoặc qua jobs cz hoặc LinkedIn. Các công ty tech quốc tế thường trả lương khá hơn thị trường.

Tin xấu là cơ hội việc làm, nói thật, là không nhiều. Cũng không phải CC nào cũng được làm những việc vui như là tổ chức sự kiện, dẫn chương trình, hay tạo content cho social media…Mà phần lớn entry-level CC chỉ viết newsletters, gửi email updates, cùng lắm là edit content trên company site / intranet.

Tin tốt là nếu vớ được việc CC ở công ty quốc tế thì lương sẽ ở khoảng 45,000 – 60,000 CZK (gross salary) một tháng cho entry-level. Nghĩa là cũng trên trung bình một tý (theo số liệu 2022 thì lương trung bình ở Prague trong khoảng 35-40K). Với người mới khởi đầu sự nghiệp thì đãi ngộ như thế là tốt.

Tuy nhiên, CC thường không có nhiều cơ hội thăng tiến hay nhảy bậc lương trong nội bộ. Cách dễ nhất để kiếm nhiều tiền hơn là nhảy công ty hoặc làm freelance cho nhiều công ty khác nhau.

Một số soft skills liên quan tới ngành Comms, không bắt buộc, nhưng là điểm cộng

  • Event management
  • Video production
  • Social media management
  • Content writing
  • Graphic design
  • Event photography
  • Public speaking
  • Presentation
  • Project management

Một số tools nên biết cách dùng

  • Excel / Google Sheets (lập bảng dự trù kinh phí, danh sách, lên kế hoạch)
  • PowerPoint / Google Slides (thuyết trình strategy, pitch ý tưởng, trình bày biểu đồ & đồ hoạ)
  • Word / Google Docs
  • Teams / Google Meets / Zoom
  • Calendar
  • Outlook / Gmail

Nếu vị trí thiên về Media, có thể nên biết thêm

  • Canva / Photoshop
  • Final Cut Pro / Premiere
  • Meta Ads Manager (Facebook & Instagram)
  • WordPress / SharePoint

Một số apps hay

  • Trello: quản lý projects
  • To do ist: Lập bảng to-do list
  • Grammarly: proofread tiếng Anh

Làm CC có gì hay? Điểm cộng, điểm trừ của ngành Comms?

Điểm cộng

  • Công việc khá sôi động, sáng tạo, nhộn nhịp. Các đầu việc đa dạng, nên lúc nào cũng thú vị.
  • Được network với nhiều người cấp cao, giao lưu với nhiều ngành nghề khác nhau.
  • Được nhiều người chú ý, là tâm điểm của các cuộc vui, quyết định sự thành công của nhiều sự kiện.
  • Thành quả công việc rất dễ nhìn thấy, nên dễ được nhiều người yêu quý, khen ngợi, và quan tâm nếu làm tốt.
  • Có cơ hội học hỏi và tăng trình rất nhanh và dễ

Điểm trừ

  • Khối lương công việc không đều. Vào mùa cao điểm (vd, tổ chức sự kiện, chạy campaigns, PR sản phẩm mới) thì có thể phải overtime, chạy deadline, xử lý biến liên tục. Bận nhưng vui. Xong có những đợt chả làm gì (vd nghỉ hè, nghỉ đông) lại nhàn hạ mà hơi chán.
  • CC thường phải đảm nhận nhiều đầu việc, phải multitask và nhiều lúc nó rất loạn.
  • Tốc độ thăng tiến chậm, ít cơ hội tăng lương, ít cơ hội việc làm.

Mình có thích làm CC không?

Mình thấy mình rất hợp với nghề CC. Sau 2 năm làm vẫn khá là yêu nghề, yêu công ty, yêu team. Mình chỉ mong được tăng lương trong 2023 vì dạo này lạm phát hơi khủng, sinh sống ở trung tâm thủ đô thì đắt đỏ thôi rồi, nên mình chỉ cầu các sếp thương tình lì xì mình chút đỉnh. Đầu năm nay cũng được tăng lương rồi, nhưng càng tăng càng tốt…=)))))

Last tip dành cho các bạn muốn xin việc làm CC.

Thái độ tích cực trong ngành Comms là mấu chốt tuyển người luôn nên các bạn cố gắng cười tươi, tự tin, lạc quan, vui vẻ, thân thiện khi phỏng vấn xin việc. Không nên lo lắng, dè dặt, xấu hổ nếu không biết câu trả lời. Kể cả bạn có phải thừa nhận là chưa có kinh nghiệm trong khoản A B C.

Quan trọng là thái độ của bạn tích cực, cầu tiến, ham học hỏi. Bạn cứ tự tin trả lời là, “xin lỗi, tôi không rành lắm về vấn đề này. Nhưng tôi có một vài người bạn trong ngành… / tôi đã từng đọc qua về chủ đề … / tôi có thể tìm hiểu và nghiên cứu thêm…”

Nói chung là ứng biến. Ứng biến ra một giải pháp gì đó. Vì làm Comms là ứng biến. Không biết thì hỏi, hoặc tự mày mò, hoặc thử cách khác, hay là thay đổi approach. Nói chung là có nhiều cách. Quan trọng là mình không sợ hãi, hoảng loạn.

Chúc các bạn thành công! Có câu hỏi gì comment ở dưới hoặc gửi email chau.ng117@gmail.com nha.

Leave a Reply

Website Powered by WordPress.com.

Up ↑