Có Nên Học Trường University of Finance and Administration (VŠFS) Không?

Mình đã chính thức trở thành Thạc sĩ Marketing! Mặc dù chương trình 2 năm thì 1 năm học online vì dịch Covid-19, may quá vẫn tốt nghiệp được. 😀 Blog này mình sẽ chia sẻ honest review về trường VŠFS và chương trình học của mình

Nếu các bạn còn có thể tham khảo bài Chọn trường khi du học Séc. Quan tâm tới ngành Journalism, có thể tham khảo bài Honest review về trường AAU (Anglo-American University).

Thành tích học tập tại VŠFS

  • Tốt nghiệp loại ưu chương trình Marketing Communication, tiếng Anh, 2 năm
  • 100/100 điểm luận văn
  • 1 điểm ba môn tốt nghiệp (trên thang điểm 5 của Séc, ngang với điểm A)
  • 1.19 điểm GPA (trên thang điểm 5 của Séc, top 13% của trường, ngang với điểm A-)
  • Research assistant to Deputy Head
Bảng điểm của mình (một số môn không có điểm tổng kết, chỉ ghi Z có nghĩa là thi qua)

Lý do mình chọn VŠFS

  1. VŠFS là trường duy nhất ở Praha offer chương trình Thạc sĩ Marketing bằng tiếng Anh.
  2. Học phí VŠFS khá rẻ, chỉ 77,000 Kč một năm (khoảng 80tr VND) (số liệu 2021)
  3. Thay đổi môi trường học. Trước VŠFS, mình đã dành 4 năm vừa học và làm việc tại AAU rồi.

Overall rating 3/5

Mình tạm hài lòng với VŠFS và chấm 3/5 sao vì nó vẫn giúp mình đạt được những cái mình muốn. Tức là cho mình cái bằng Thạc sĩ. Và chương trình học cũng dễ nữa, nên mình học hành khá nhàn, vẫn có thời gian đi thực tập và làm thêm. Tuy nhiên, giáo án và chất lượng giảng dạy thì rất tầm thường. Chỉ có 2 3 giáo viên có thể gọi là tử tế.

Một lớp học bình thường (Photo by VSFS)

Điểm cộng

1. Địa điểm trung tâm

  • Dành cho cử nhân: Gần Náměstí Míru, Praha 2. Từ metro phải đi tramvaj thêm 3 bến. Khuôn viên to hơn, với hội trường lớn và nhà ăn.
  • Dành cho thạc sĩ: Khu Anděl, Praha 5. Khu này rất trẻ trung và nhộn nhịp, với tramvaj, metro, bus đủ cả. Cách trung tâm thương mại siêu to khổng lồ Nový Smíchov 500m. Xung quanh là 7749 các quán ăn, siêu thị, ngân hàng, shop quần áo, cửa hàng tiện lợi, không thiếu gì.

2. Học phí rẻ

Tiền học ở VŠFS là 77,000kc/năm (với điều kiện đóng sớm, số liệu 2021). So với mặt bằng chung là quá rẻ, vì các trường tư tại Praha thường rơi vào khoảng 150-200,000kč/năm.

Ngoài ra, vì mình làm research assistant cho trường, nên còn được trả 7,200kč/tháng nữa. Professor có nói đây là gấp đôi mức lương bình thường (3,600kč) vì nhóm research toàn học sinh giỏi.

3. Cơ hội luyện tập Tiếng Séc

Vì VŠFS là trường Séc. 95% nhân viên, thầy cô giáo và học sinh là người Séc hoặc nói tiếng Séc, nên nếu bạn đang học tiếng thì đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để bạn thử thách bản thân và rèn luyện khả năng giao tiếp.

VŠFS cũng có thư viện với rất nhiều sách báo tiếng Séc cho mượn miễn phí. Hãy tận dụng nhé.

Thư viện trường. Photo by VŠFS.

4. Đề cao tính tự giác học

Nhiều môn ở VŠFS không điểm danh. Trong lớp không tính điểm giơ tay phát biểu xây dựng bài. Bạn có quyền lựa chọn muốn đến lớp để nghe giảng hay ở nhà tự đọc tài liệu và chỉ đến để đi thi. Nếu thi trượt, bạn có quyền thi lại hai lần.

5. Sinh viên có trải nghiệm thực tế

Ở VŠFS bậc thạc sĩ, học sinh đều vừa học vừa làm. Kiểu làm có chuyên môn ở công ty thực sự nha. Chứ không phải thực tập không lương, hoặc làm các công việc chân tay để kiếm thêm “đồng ra đồng vào” đâu.

Họ là những những nhân viên đi học thêm, chứ không phải học sinh đi làm thêm. Nên cách suy nghĩ của họ cũng trưởng thành hơn

5 lý do nên học vsfs

Điểm trừ

1. Không có danh tiếng

Phần lớn mọi người, Séc hay Việt, đều chưa từng nghe tới VŠFS. Nhưng định kiến chung là chất lương học sinh trường tư như VŠFS kém hơn trường công. Vì trường tư là những trường bạn trả tiền để đi học, như AAU hay VŠFS, nên nhiều người cho rằng học sinh có thể trả tiền để được qua môn và tốt nghiệp (như kiểu mua bằng). Chất lượng học sinh vì vậy kém hơn.

Mỗi khi mình giới thiệu là mình đang đi học ở mọi người kiểu gật gù…”À…Ờm… Thế à…trường này mình cũng nghe tên rồi…” nhưng thực ra là không biết. Mọi người thường nhầm nó với Đại học Kinh tế Praha VŠE. Vậy cũng tốt vì VŠE là trường kinh tế tốt nhất ở Séc và có tiếng hơn nhiều. 😀

2. Chất lượng giảng dạy dở

Thứ nhất, tất cả giáo viên là người Séc, cho nên tiếng Anh của họ đều không chuẩn. Họ phát âm khá khó nghe và giảng bài lòng vòng khó hiểu. Các presentation sai chính tả, sai từ vựng, ngữ pháp be bét. Những dĩ nhiên đây là lỗi nhỏ. Bạn có thể bỏ qua được cũng như làm quen dần dần.

Vấn đề lớn hơn là 90% giáo viên có phương pháp giảng dạy rất cổ hủ và buồn ngủ. Nó y hệt cái kiểu giảng bài ở Việt Nam: giáo viên ở trên bục cứ thao thao bất tuyệt, trong khi học sinh ở dưới thì lăn lê bò toài, ngủ gà ngủ gật.

Nhưng ở Việt Nam thỉnh thoảng còn “kiểm tra miệng” cho chúng nó tỉnh ngủ. Bên này thì không. Nhiều khi thầy cô giáo tự đặt câu hỏi và tự trả lời…

Ngành marketing là một ngành cần sáng tạo và năng động… Vậy mà các anh em cứ đờ đẫn hết cả ra. Đợt Covid còn phải học online, dở tệ.

3. Học sinh không có động lực

Mặc dù chất lượng giảng dạy tệ, rất ít học sinh thực sự lên tiếng phàn nàn. Mọi người đều nói, trường ở Séc là vậy. Học sinh phải tự đọc tài liệu ở nhà, đến lớp thì giáo viên sẽ “độc thoại” về một chủ đề nào đó. Nghe thì nghe, không nghe thì có thể mở máy tính ra, làm bài tập của môn khác, hoặc thậm chí làm việc ở công ty. Có vẻ quan điểm của ai cũng là đi học để lấy cái bằng.

Ban đầu mình cũng không quen. Nhưng dạo gần đây Công việc làm thêm của mình ngày càng nhiều, nên mình cảm thấy cách dạy học như thế này cũng tiện.

Phần lớn học sinh đã chuyển sang chế độ “individual study” (có thể hiểu là học từ xa) thay vì full time nghĩa là bạn không phải đến lớp, nhưng vẫn phải làm bài tập đầy đủ và kiểm tra cuối kì.

Các bạn có thể đọc thêm:

Tặng các bạn con ảnh Praha mùa xuân tạo động lực học hành làm việc nha.

17 thoughts on “Có Nên Học Trường University of Finance and Administration (VŠFS) Không?

Add yours

  1. Cho mình hỏi xíu là lịch học thường bao nhiêu giờ trong ngày và bao nhiêu buổ trong tuần ạ.

    Like

    1. Hi bạn, nếu bạn học full-time đại học thì khoảng 1-3 tiếng/ngày và 2-4 ngày/tuần. Sở dĩ có sự dao động là vì lịch học thay đổi tuỳ vào ngành, trường, và số môn bạn đăng ký. Các trường công thì thường báo lịch học cố định và học sinh phải tuân theo. Trường tư thì linh hoạt hơn trong việc đăng ký môn và sắp xếp lịch học.

      Like

  2. Học thạc sỹ thì sao hả bạn? vì mình hơi lớn tuổi đã học qua đại học bên việt nam, nên tỷ lệ đăng ký đại học qua bên đó là không cao ạ.

    Liked by 1 person

      1. ý em là lúc nhập học lúc mới vào mà muốn bảo lưu ngay từ đầu luôn thì có được không ạ. EM cảm ơn nhé.

        Liked by 1 person

      2. Cái này em email hỏi thẳng trường nhé vì mỗi trường quy chế khác nhau. Nhưng chưa đi học, chưa có kết quả học tập mà nghỉ luôn thì cx ko có j để bảo lưu, trong khi kết quả thi đầu vào thì chỉ có hạn trong năm đó thôi. Nếu năm sau hay bao lâu sau này em ms đi học lại thì kết quả trúng tuyển đó ko còn hiệu lực nữa, vì ko chứng minh được kiến thức hiện tại của em.

        Like

  3. Mình bằng Đại học Dược và có kinh nghiệm nhiều năm làm sale và mkt thì có apply master Business, management hay mkt được k ạ?

    Liked by 1 person

Leave a Reply

Website Powered by WordPress.com.

Up ↑