Có Nên Du Học Séc Ngành Marketing Không?

Tháng vừa rồi, mình bắt đầu công việc Communications Consultant ở NNIT, một công ty công nghệ của Đan Mạch. Mới có một tháng thôi nên mình không dám “chia sẻ kinh nghiệm” gì nhiều. Cái đấy để dành khi nào mình làm được 1 năm. 😀 Nhưng vì mọi thứ còn khá mới, mình muốn chia sẻ trải nghiệm xin việc và bắt đầu đi làm của mình cho những bạn quan tâm tới ngành này. Và chia sẻ suy nghĩ của mình về việc tại sao ít người Việt tại Séc làm nghề này. À mình còn chia sẻ mức lương *hấp dẫn* của nghề này ở cuối bài nha.

Từ đây mình sẽ viết tắt Marketing & Communications là MarCom nhé.

Xin việc ngành MarCom có dễ không?

Sự thật là ngành MarCom lúc nào cũng tuyển dụng. Công ty Việt, Séc, hay quốc tế luôn luôn tìm kiếm nhân tài cho phòng MarCom của họ. Quảng cáo tuyển dụng thì rất nhiều, nhưng tỉ lệ chọi cũng rất cao, và một công ty ít khi tuyển nhiều nhân viên MarCom cùng một lúc.

Mình nhớ lúc mình đi tìm việc, đã rất nhiều lần mình nghi ngờ khả năng của bản thân. Vì mình bị từ chối CV rất nhiều. Tổng cộng 16 lần thì phải.

Việc bị từ chối liên tục làm mình rất mất thăng bằng tâm lý. Mình cảm thấy tiếng Anh mình không đủ tốt vì mình không phải người bản xứ (?). Mình cảm thấy mình chưa có nhiều kinh nghiệm đi làm. Mình cảm thấy mình không có thế mạnh gì nổi trội hơn những ứng cử viên khác. Mình thấy kém cỏi và thất bại tràn trề. Tự tin tụt xuống tới đáy. Mình sợ mình đã chọn sai ngành học, kiểu lãng phí 6 năm theo đuổi ngành MarCom để rồi không xin được việc. Mình sợ mọi người sẽ chê cười mình kém cỏi. Xung quanh lại không thấy người Việt nào làm MarCom, khiến mình lại càng hoài nghi, hay là xin việc trong ngành này là bất khả thi đối với người Việt? Hay là chúng nó racist??? 😀 Nói chung là rất nhiều suy nghĩ tiêu cực và mình đã cảm thấy rất đơn độc trên con đường tìm việc.

Photo by Liza Summer on Pexels.com

Nhưng mình vẫn xin được việc nè.

Xin việc trong ngành MarCom không hề dễ, nếu không muốn nói là rất khó, rất cạnh tranh. Nhưng nó có thể xảy ra. Và mình tin là bạn có khả năng (vì bạn đọc blog của mình :D).

Mình vẫn không biết các công ty có racist hay không :D, nhưng mình thấy ít nhất trong ngành công nghệ thì có rất nhiều chủ trương về “Diversity and Inclusivity”, đại khái là kêu gọi sự đa dạng (đa dạng từ chủng tộc, màu da, đến giới tính, v…v.) nên có khi…việc mình là người Việt, là người da màu, còn là lợi thế khi xin việc! (but don’t quote me on this)

Communications Consultant là gì?

Làm Communications Consultant có nghĩa là làm Cố vấn Truyền thông cho một công ty.

“Truyền thông” ở đây hiểu nôm na là “truyền tải thông tin“, nghĩa là gửi gắm một thông điệp từ người A đến người B. Thông điệp ấy có thể là thông báo nội bộ, cập nhật kinh doanh, thay đổi nhân sự, tuyển dụng, quảng cáo sản phẩm, v…v. Nhiệm vụ của bạn là làm sao để người B nắm được thông điệp mà người A muốn truyền đạt.

Photo by Karolina Grabowska on Pexels.com

Công ty càng lớn thì truyền thông lại càng phức tạp. Nội dung thông điệp phức tạp hơn. Cơ cấu tổ chức phức tạp hơn. Các kênh thông tin phức tạp hơn. v…v. Nhưng nhiệm vụ của bạn vẫn phải là “truyền tải thông tin”. Giống như một người đưa thư, dù kiện hàng có to và cồng kềnh đến thế nào, bạn vẫn phải trao nó đến tận tay của người nhận.

Ví dụ một những công việc của mình ở NNIT là nâng cao nhận thức thương hiệu NNIT ở Séc. Làm thế nào để mọi người biết đến NNIT là công ty làm về công nghệ và dược phẩm hàng đầu thế giới? Làm thế nào để chúng ta tuyển được 50 nhân viên kỹ thuật trình độ cao trong vòng một tháng? Làm thế nào để tăng ranking trên Glassdoor và Atmoskop để cạnh tranh với các công ty tech khác? Câu trả lời cho mỗi câu hỏi này là một bản chiến lược dài hơi và đây mới chỉ là một trong nhiều đầu việc của mình.

Các bạn có thể đọc chi tiết hơn về Communications Consultatnt ở dưới đây: các phẩm chất, kỹ năng, kinh nghiệm, học vấn cần có (Nguồn: Zippia, nhưng nó bắt phải sign up mới đọc được nên mình tải về pdf xong insert vô đây như vầy, các bạn thông cảm hơi dài)

Tại sao ít người Việt tại Séc theo đuổi ngành MarCom?

Mình chỉ quen đúng một bạn Việt Nam nữa cũng làm MarCom ở công ty quốc tế giống mình. Mình nghĩ ít người Việt làm MarCom vì ngành này đòi hỏi khá cao khả năng ngôn ngữ và giao tiếp. Nói năng, viết lách đều phải như người bản xứ. Nếu là công ty Séc thì tiếng Séc phải giỏi. Nếu là công ty quốc tế thì tiếng Anh phải tốt.

Hơn nữa, bạn cũng phải rất tự tin và hòa đồng mới làm được ngành này. Vì bạn “truyền tải thông tin” giữa người với người mà, nên bạn phải có khả năng xây dựng mối quan hệ tốt. Dù là mối quan hệ giữa các đồng nghiệp, hay giữa lãnh đạo và nhân viên, hay giữa công ty và công chúng, báo chí, bạn đều phải chăm sóc và vun đắp, bằng sự tự tin và hòa đồng. Cũng phải học cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến của những người từ những nền văn hóa khác nhau.

Mình không nói là người Việt không tự tin và hòa đồng, nhưng có lẽ phần lớn ngại giao tiếp với người nước ngoài, hay là chỉ giao tiếp khi tình huống bắt buộc. Mình cũng không biết. Các bạn nghĩ sao?

Photo by Pragyan Bezbaruah on Pexels.com

Dù sao thì mình nghĩ, nếu như bạn giỏi ngoại ngữ, không ngại giao tiếp với người nước ngoài, dù là giao tiếp với lãnh đạo cấp cao hay là báo chí truyền thông, viết lách tốt, thì đi làm MarCom cũng không khó đâu. 😀

CV của mình như thế nào để xin được việc trong MarCom?

Ngoại ngữ đạt chuẩn

  • Tiếng Anh của mình khá tốt. Mình học tiếng Anh từ bé và thường xuyên đi thi và đoạt giải Tiếng Anh cấp quận và thành phố những năm cấp 2, cấp 3 ở Việt Nam. Hồi mình 17 tuổi, mình đã thi được 113/120 TOEFL ibt (tức là khoảng 8.0 IELTS). Hồi đấy mình đang học ở Ams nên các bạn xung quanh đều giỏi tiếng Anh và xác định đi du học. 😀 Sau này mình cũng đi làm bằng tiếng Anh cả.

Học đúng ngành

  • Mình tốt nghiệp Đại học ngành Journalism and Communications từ trường Anglo-American University (AAU). Nếu các bạn ấn vào link sẽ thấy trang web trường, ở trên cùng vẫn có video phỏng vấn mình về trải nghiệm ở AAU. Hồi đấy mình học hành trâu chó lắm, thức đêm thức hôm học bài các thứ như hồi ôn thi ở Việt Nam vậy. Bây giờ thì đào đâu ra cái nội lực học tập đấy nhỉ huhu. Lí do cày cuốc vất vả như vậy là vì AAU khá đắt so với các trường khác ở Séc (hơn 500 triệu VND cho 3 năm) nhưng hồi đó nó có chính sách miễn học phí cho các bạn GPA 3.9/4.0, tức là straight-A student. Thế là mình bất chấp tất cả để giữ GPA thôi các bạn. Mà AAU cũng kiểm tra nhiều với chấm điểm gắt lắm (hệ thống giáo dục của Mỹ).
  • Hai tuần nữa mình sẽ tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Marketing Communications từ trường University of Finance and Administration. Trường này thì học nhàn hơn AAU rất nhiều. Nhưng nói thật là chất lượng cũng chán hơn. Được cái là rẻ hơn, chỉ dưới 160 triệu cho 2 năm.

Kinh nghiệm liên quan (mặc dù chỉ là part-time/internship)

  • Editor-in-Chief của báo trường (1 năm): có khả năng viết lách và edit, lên chiến lược, quản lý projects
  • Content Specialist at AAU (1,5 năm): kinh nghiệm tuyển sinh, nâng cao nhận thức thương hiệu
  • Marketing at Czech Viet (2 năm): chụp ảnh, quay phim, thiết kế đồ họa, quản lý social media, marketing campaigns
  • HR Intern at SAP (1 năm): tư vấn hướng nghiệp cho nhân viên, tổ chức trainings, events, social media

Cá nhân mình tự đánh giá là với một đứa mới ra trường thì kinh nghiệm thế này cũng là khá tốt. Nhưng, để đặt cái CV này cạnh những người đã có 3-5 năm, thậm chí 5-7 năm kinh nghiệm đi làm full time trong MarCom, thì nó chẳng nhằm nhò gì. Nó cũng bình thường thôi hic. 😦

Nhưng bạn đừng lo. Đây là lúc bạn phải sử dụng “story-telling” để kể một câu chuyện về hành trình phát triển của bản thân 😀 Dĩ nhiên là ngắn gọn thôi và đừng dramatic quá. Ý tưởng này mình mượn của anh Bùi Cảnh Thái hôm nọ chia sẻ kinh nghiệm thi Management Trainee ở Unilever trong Sài Gòn cho Bão Alumni lol. Thật ra lúc phỏng vấn xin việc, mình chưa gọi tên phương pháp này là “story-telling”, mà mình gọi nó là “keyword matching”.

Mục tiêu của story-telling là để thuyết phục được họ là dù kinh nghiệm của bạn chưa nhiều, nhưng rất chất lượng. Vì bạn đã học được rất nhiều, đạt được rất nhiều, và trưởng thành từ đó rất nhiều.

Photo by Matilda Wormwood on Pexels.com

Ví dụ như trong job description họ liệt kê các key responsibilities là employer branding, internal communication, graphic design, copy writing, etc. Thì bạn phải nhặt nhạnh ra từ trong ký ức những mảnh ghép kinh nghiệm. À, năm 2019 mình lên chiến lược employer branding cho AAU như thế nào, tuyển được bao nhiêu học sinh. Năm 2020 mình làm video rồi thiết kế infographic để củng cố internal communication tại SAP có bao nhiêu người xem. Từ những trải nghiệm đó mình học được gì? Chúng ảnh hưởng như thế nào đến quyết định app của mình?

Kỹ năng story-telling này rất rất quan trọng trong ngành MarCom. Nên vượt qua cái interview này mới là cửa ải đầu tiên thôi. Cố lên!

Lương Communications Consultant khoảng bao nhiêu?

Lương của Communications Consultant thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như industry (e.g. FMCG, IT, Finance), budget, hay quy mô của công ty, yêu cầu công việc, bề dày kinh nghiệm của bạn, nhưng dao động trong khoảng CZK 40,000 – 60,000/tháng. Mức lương như vậy cho một người, mình nghĩ là thừa đủ sống ở Praha. 🙂 Lương trung bình ở Praha rơi vào quãng CZK 42,000 – 46,000/tháng. Nên mình thấy, đối với người mới ra trường, lương như này là cũng là rất tốt rồi. Bạn sẽ còn phát triển nhiều mà. Các bạn có thể tham khảo báo cáo của Hays Czech Republic 2021 về mức lương các ngành nghề nhé.

Photo by Ken Tomita on Pexels.com

Tóm lại

Communications Consultant một nghề rất sôi động, sáng tạo, và thú vị. Mình thấy khá tiếc khi hiện nay vẫn còn ít người Việt theo đuổi con đường này. Nhưng biết đâu trong tương lai sẽ thay đổi? Mình viết blog này chính là để kích thích sự thay đổi đó.

Mình nghĩ là nhiều bạn sẽ giống mình, muốn làm MarCom, nhưng không quen ai trong ngành, không thấy những “tấm gương đi trước” của các anh chị du học sinh, thế là sợ. Không dám app. Rồi có khi app nhưng bị từ chối CV liên tục chẳng hạn, thế là nản. Bỏ cuộc.

Mình muốn nói với các bạn là nếu các bạn thực sự thích ngành này, chưa cần giỏi nhé, vì bạn mới ra trường thì làm sao mà giỏi được, chỉ cần thực sự thích, thì bạn hãy tin vào bản thân và cố gắng hết sức. Director kể với mình là bà ấy và General Manager bị ấn tượng bởi cái “passion” (nhiệt huyết) ở trong mình. Không hẳn là vì mình có kinh nghiệm làm việc gì ghê gớm (có những ứng cử viên khác có nhiều năm kinh nghiệm hơn nhiều), mà vì mình thực sự tâm huyết và tự tin với những ý tưởng mình đưa ra trong bài thuyết trình.

Photo by mentatdgt on Pexels.com

Nếu bạn muốn đi làm bằng tiếng Anh, có một công việc “không ngày nào giống ngày nào”, thỏa sức phát huy khả năng sáng tạo và giao tiếp, thì có thể cân nhắc ngành MarCom nhé. Ôm các bạn thật chặt và chúc các bạn may mắn.

7 thoughts on “Có Nên Du Học Séc Ngành Marketing Không?

Add yours

  1. Cảm ơn bạn nhiều quá vì những chia sẻ rất hữu ích và tạo thêm động lực cho mình ^^, dạo này mình rất hay theo dõi những gì bạn chia sẻ trên blog. Mình đang lên kế hoạch để năm sau học thạc sĩ ngành Comm ở trường Charles. Nên mình muốn hỏi thêm bạn về khả năng xin được việc làm thêm trong ngành Comm này ở Praha (như thiết kế hay phụ trách các công việc Comm đơn giản cho một tổ chức). Và câu hỏi thứ 2 là về kinh nghiệm tìm việc khi ở Praha. Nếu có thời gian rất mong bạn chia sẻ thêm.
    Have a delightful day!
    Thủy

    Liked by 1 person

    1. Cảm ơn bạn đã đọc blog nhé. ☺️ Nếu tiếng Anh / tiếng Séc của bạn tốt thì xin việc làm thêm trong ngành Comm ko khó nhé. Các công ty thường xuyên tuyển part time để thiết kế, chụp ảnh, hoặc làm email marketing. Bạn có thể tìm việc trên jobs.cz hoặc LinkedIn. Khá nhiều options. Tuy nhiều nơi sẽ cần tiếng Séc (trung cấp trở lên), cũng sẽ có nhiều công ty quốc tế chỉ yêu cầu tiếng Anh, như công ty của mình NNIT (nhưng hiện tại bên mình đang thay đổi bộ máy tổ chức nên ko tuyển comms)

      Hồi mình đi học mình cx đi làm thêm cho trg đại học, cho 1 công ty Việt ở đây, rồi apply internships ở các marketing agencies cũng có nhiều cơ hội lắm. Lương cũng ok, giờ giấc linh hoạt cho việc học, có thể làm online. Ví dụ như siêu thị Việt TAMDA ở Praha cũng hay tuyển part time cho phòng marketing (Tamda Media – bạn có thể google), nếu bạn muốn tận dụng thế mạnh tiếng Việt sẵn có. Đây có thể là bước đệm để bạn networking và từ đó biết thêm về các cơ hội việc làm khác. Vì có người quen giới thiệu sẽ dễ xin đc việc tốt hơn trong ngành Comms.

      Tìm việc ở Praha ko khó nếu bạn có bằng đại học, có ngoại ngữ, có kinh nghiệm làm việc. Có thể tìm trên mạng như mình nói jobs cz, linkedin, hoặc qua công ty tuyển dụng như grafton, hays (dv miễn phí). Mình khuyên khi bạn mới sang du học, còn bỡ ngỡ, cần thời gian làm quen với cuộc sống tại Séc, nên bắt đầu làm cho công ty người Việt trước (có rất nhiều người Việt sống tại Praha, nên sẽ có nhiều cơ hội xin việc). Trong thời gian đó tích cực networking với cả người Việt, người Séc, người nc ngoài tại Praha để tìm kiếm cơ hội tốt hơn. Chúc bạn may mắn. 🥰✨🙌

      Like

      1. Ui cảm ơn Châu nhiều lắm luôn ❤ ❤ ❤ . Hi vọng có dịp mà sang được, thì mình xin được mời bạn đi cafe/dinner để học hỏi thêm ^^

        Liked by 1 person

      2. Ui vậy hay quá, cảm ơn bạn đã cho mình biết nha. Mình 15-23/10 cũng được nghỉ nên hi vọng được gặp bạn vào tháng 10 ở Hà Nội. Mình xin số điện thoại ở việt nam của bạn qua email kia nha. Bests. Thủy

        Like

Leave a Reply

Website Powered by WordPress.com.

Up ↑