Những Chú Ý khi Đi Thực Tập ở Séc

Bạn nghĩ sao về việc vừa đi học, vừa đi làm? Mình rất khuyến khích các bạn du học Séc apply thực tập ở các công ty quốc tế. Vừa có thêm thu nhập, vừa luyện ngoại ngữ, vừa có thêm kinh nghiệm làm việc, mà lại bổ sung CV.

Mình rất may mắn là giữa đại dịch vẫn có được cơ hội thực tập có lương ở một công ty SAP của Đức về ngành công nghệ. Đây là một công ty rất quốc tế, chuyên nghiệp và quan tâm tới nhân viên. Và ở Séc có rất nhiều cơ hội thực tập kiểu này cho sinh viên. Vị trí mà mình apply không hẳn là chuyên ngành của mình. Nhưng dần dần mình thấy nhận ra đây là một công việc rất ý nghĩa và thú vị. Những điều mình học được ở công ty còn giúp mình học tập tốt hơn ở trên trường.

Chau's virtual paid Internship Experience Program with SAP
Chau’s virtual paid Internship Experience Program with SAP

Phân biệt thực tập không lương và có lương tại Séc

Trước hết, mình muốn giải thích một chút vì sao lại có khái nghiệm thực tập không lương và có lương ở Séc. Bạn có thể phải thực tập không lương nếu thực tập là một phần của việc học của bạn, ví dụ như trường giới thiệu cho bạn cơ hội thực tập để hoàn thành tín chỉ. Như mình hồi thực tập marketing ở trường AAU. Trong trường hợp này, bạn là người hưởng lợi chính từ thực tập, chứ không phải là công ty. Kiểu như trường “cử” bạn đến đó để học tập vậy. Theo một cách hiểu thì nếu bạn không “kiếm ra tiền” cho công ty, không cống hiến cho xã hội, nên bạn không có lương.

Bạn thực tập có lương khi bạn có mô tả công việc cụ thể, deadline KPI rõ ràng, giờ làm xác định, có hợp đồng làm việc, nếu là làm part-time thì họ sẽ kí loại DPP hoặc DPČ (Đọc thêm về Hợp đồng Làm việc tại Séc). Theo như mình thấy thì những công ty lớn thường sẽ trả lương cho interns vì họ muốn đầu tư vào nhân tài. Đây là trường hợp của mình tại SAP.

Công ty lớn thường sẽ trả lương cho interns vì họ muốn đầu tư vào nhân tài. Photo by Magnetme on Pexels.com
Công ty lớn thường sẽ trả lương cho interns vì họ muốn đầu tư vào nhân tài. Photo by Magnetme on Pexels.com

Phân biệt Thực tập (Internship) và Làm bán thời gian (Part-time)

Hai khái niệm thực tập và làm bán thời gian thường được dùng lẫn với nhau nhưng về bản chất thì có khác nhau. Điểm khác biệt lớn nhất là ở kỳ vọng. Về mặt nhân sự, thường thì đưa một bạn intern trở thành full-time sẽ dễ hơn là đưa một bạn part-time thành full-time.

Thực tập (internship)

  • Dành cho sinh viên, hoặc mới tốt nghiệp
  • Tạo cơ hội học hỏi và tích lũy kinh nghiệm
  • Onboarding và training thường khá kỹ và lâu
  • Những tasks bạn phải làm cũng không quá khó, không quá quan trọng, chủ yếu là support, facilitate.
  • Kỳ vọng: Sau khi bạn thực tập xong có thể trở thành full-time employee.

Làm bán thời gian (part-time)

  • Dành cho sinh viên và người trưởng thành bình thường làm bán thời gian ở nhiều nơi.
  • Công ty kỳ vọng bạn có thể vào làm luôn, không cần quá nhiều training.
  • Những tasks bạn phải làm thường quan trọng hơn, đòi hỏi nhiều kỹ năng và tập trung hơn interns.
  • Thường thì họ kỳ vọng bạn tiếp tục làm part-time hơn là chuyển sang full-time.
Kỳ vọng dành cho nhân viên bán thời gian và thực tập sinh là khác nhau. Photo by Polina Zimmerman on Pexels.com
Kỳ vọng dành cho nhân viên bán thời gian và thực tập sinh là khác nhau. Photo by Polina Zimmerman on Pexels.com

3 điểm chú ý khi đi thực tập ở công ty quốc tế tại Séc

Thật ra so với nhiều nước phát triển khác như Mỹ, Anh, Úc, xin thực tập ở Séc không hề khó. Các công ty quốc tế ở Séc luôn luôn tuyển thực tập, đặc biệt là tầm tháng 4 (vào làm tháng 7), và tháng 10 (vào làm tháng 1 năm sau).

Thời hạn hợp đồng thường là 6 tháng. Sau đó có khả năng gia hạn part-time, hoặc chuyển thành full-time. Mình có 3 chú ý về xin thực tập, quá trình thực tập và sau thực tập.

1. Xin thực tập như thế nào?

Người ta có nói là nếu bạn đọc job description (JD) thấy mình đạt được 80% trở lên thì cứ mạnh dạn apply. Bạn có thể tìm job postings trên các trang Jobs.cz, linkedin, Glassdoor, hoặc lên thẳng trang chủ của các công ty bạn thích và subscribe để mỗi khi có new job postings thì họ sẽ gửi email cho bạn.

Một số công ty quốc tế thường xuyên tuyển các vị trí thích hợp cho sinh viên là Amazon, DHL, SAP, Cisco, PwC.

Bằng cấp

Các công ty ở Séc không quá coi trọng bằng cấp như ở Châu Á. Nhất là các công ty quốc tế, đã quen với việc tuyển dụng ở khắp nơi trên thế giới, họ thường không quá quan trọng bạn học ở trường A hay B. Quan trọng là ngành học gì, luận văn tốt nghiệp về đề tài gì, thế mạnh là môn học gì, có tham gia hoạt động ngoại khóa gì không.

Nếu trên JD họ ghi cụ thể là cần có bằng cử nhân (BA/Bc) hay bằng (MA/MSc) thì bạn phải có.

Tương tự khi họ đòi hỏi bằng cấp trong các ngành cụ thể, như kế toán, IT, marketing, v.v. Nhưng ví dụ HR và Administration thì không đòi hỏi ngành học cụ thể.

Ngoại ngữ

Bạn nên có trình độ ngoại ngữ thì trung cấp trở lên. Dĩ nhiên càng fluent càng tốt. Ví dụ công ty SAP là của Đức nhưng hoạt động trên địa bàn toàn thế giới nên ngôn ngữ giao tiếp chính là tiếng Anh. Nhưng nếu bạn biết tiếng Đức sẽ là lợi thế lớn. Các ngoại ngữ khác của Châu Âu cũng rất được các công ty quốc tế ưa chuộng như tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga, v.v.

CV / Resume

Khi bạn apply vào một công ty lớn, thường CV/Resume của bạn sẽ không được gửi trực tiếp đến nhân sự hay quản lý, mà trước tiên là được xử lý qua ATS (Applicant Tracking System). Cho nên bạn phải optimize CV của mình như thế nào để qua được máy trước khi đến được người.

Một số phần mềm ATS tự động so sánh CV của bạn với JD để tìm điểm tương đồng. Cho nên với mỗi vị trí mà bạn apply, customize CV cho phù hợp. Thay thế một số từ ngữ để match với keywords trong JD như kiểu analyze, improve, develop, etc..

Sinh viên chúng mình không có nhiều kinh nghiệm làm việc thì nhấn mạnh vào skills như là communication, graphic design, Excel, Java, tùy vào yêu cầu trong JD. Achievements nên được “số hóa” như kiểu tăng 10% hiệu quả làm việc, tăng 5% doanh thu, tăng 7% conversion rate. Thiết kế CV hiện đại, rõ ràng, chuyên nghiệp trên Canva templates for free là chuẩn nhất.

CV của bạn nên trông ngắn gọn, rõ ràng, chuyên nghiệp như vậy. Bạn có thể tham khảo free template trên Canva hoặc Cool Free CV.
CV của bạn nên trông ngắn gọn, rõ ràng, chuyên nghiệp như vậy. Bạn có thể tham khảo free template trên Canva hoặc Cool Free CV.

2. Phải như thế nào trong quá trình thực tập?

Chủ động

Vấn đề lớn nhất mà mình gặp phải trong 6 tháng thực tập tại SAP vừa rồi là 100% virtual, nghĩa là onboarding, training, teamwork, meetings hoàn toàn online. Mình chưa hề gặp buddy, other colleagues hay manager ở ngoài đời. Hoàn toàn chỉ qua mạng.

Việc này đồng nghĩa mình phải chủ động set up 1:1 call với các đồng nghiệp để làm quen và offer help. Tìm hiểu về công việc của họ và xem mình có thể giúp được gì không. Nếu trong một hoàn cảnh bình thường thì chỉ cần ngồi trong cùng văn phòng với nhau thôi cũng có thể làm quen và hỏi chuyện rồi. Nhưng khi làm việc online từ xa, bạn càng cần chủ động network hơn nữa.

Photo by Artem Podrez on Pexels.com

Không ngại lên tiếng

Một trong những vấn đề lớn nhất mà mình thấy ở các bạn sinh viên Đông Á như Việt Nam, Trung Quốc, bao gồm có mình, khi đi làm ở công ty quốc tế là chúng mình thường rất ít nói. Thường ngại hỏi. Ngại lên tiếng, bày tỏ quan điểm. Ngại bình phẩm. Nhất là khi, ví dụ như mình, trước đấy từng làm cho một công ty Việt suốt 2 năm. Không quen văn hóa ngắt lời để hỏi hoặc bình luận.

Khi bạn là một intern làm việc 20 tiếng/tuần, thường người ta không để ý tới sự tồn tại của bạn lắm. Mà họ không ấn tượng thì họ sẽ không rủ bạn tham gia những project hay ho, hay là đề bạt bạn cho cấp trên. Bạn phải gây ấn tượng với team bằng một cách nào đấy.

Cả lời nói lẫn hành động của bạn phải thể hiện bạn là người tự tin, có năng lực, có trách nhiệm, có đầu óc. Ở Châu Âu, họ rất khuyến khích người trẻ bày tỏ quan điểm, đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi, vì điều đó thể hiện bạn quan tâm tới chủ đề, bạn muốn học hỏi, bạn muốn đóng góp cho công ty.

Photo by Alexander Suhorucov on Pexels.com

Chân thành

Bạn phải chân thành với bản thân và đồng nghiệp. Khi bạn muốn được gia hạn hợp đồng, chuyển sang full-time, hay tăng lương, bạn phải bày tỏ nhu cầu thẳng thắn với cấp trên. Thậm chí là chia sẻ mong muốn này với các leaders của các project khác, nhờ họ đề bạt, “tạo áp lực” với cấp trên để bạn được cân nhắc. Nếu bạn muốn thay đổi team, thay đổi project, cũng nói thẳng với cấp trên.

Ở Châu âu thường không có tình trạng “trù úm”, “ma mới bắt nạt ma cũ” như ở nhiều công ty Việt Nam. Họ không đánh giá xấu nếu bạn tỏ ra tham vọng. Nhất là khi bạn có đủ khả năng, tiêu chuẩn để được cân nhắc. Nhưng bạn phải nói ra mong muốn này. Người Châu Âu không có khả năng “đọc vị” hoặc là “hiểu ẩn ý” như người Châu Á.

Tương tự, nếu bạn gặp khó khăn, stress, nhiều việc quá, cũng phải chia sẻ với đồng nghiệp và nhờ họ giúp đỡ. Không được giữ gánh nặng cho bản thân. Ví dụ như sắp tới bạn thi, nhiều bài tập, bạn phải nói trước với team, để họ biết đường giảm tải công việc cho bạn. Bạn có thể hứa sau khi kỳ thi kết thúc sẽ làm bù giờ. Riêng việc học, không có gì phải ngại chia sẻ vì tất cả đồng nghiệp của bạn đều từng là sinh viên, nên họ sẽ hiểu cho hoàn cảnh vừa đi làm, vừa đi học của bạn.

Nếu bạn bị quá tải công việc, nhiều khả năng bạn sẽ lan tỏa năng lượng tiêu cực cho phần còn lại của team và phản ánh xấu trong công việc. Tốt nhất là nói thật với các đồng nghiệp về các vấn đề mình đang gặp phải và nhờ họ hỗ trợ, nếu có thể. Kể cả khi họ không thể “làm đỡ” thì họ cũng sẽ thấu hiểu và có thể thay đổi deadline, nhờ người, chuyển giao project, v.v. Quan trọng nói càng sớm càng tốt, để họ có thời gian chuẩn bị. Thà thông báo trước, còn hơn để đến lúc bạn overloaded và miss deadline mới lấy lí do là tại tôi bận quá quên mất, cái đấy mới là thiếu chuyên nghiệp.

Photo by fauxels on Pexels.com

3. Sau thực tập nên làm gì?

Nếu bạn được gia hạn hợp đồng thì Woohoo! Keep up the good work!

Nhưng nếu không thì đừng buồn, vì ít nhất thì CV của bạn đã phong phú hơn tí hehe. Hãy viết email cảm ơn những đồng nghiệp và quản lí đã cho mình cơ hội học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Giữ liên hệ với họ qua LinkedIn để thường xuyên cập nhật các cơ hội việc làm mới nhất. Good luck!

3 Điểm cần Chú ý khi Thực tập ở Công ty lớn ở Séc
3 Điểm cần Chú ý khi Thực tập ở Công ty lớn ở Séc

9 thoughts on “Những Chú Ý khi Đi Thực Tập ở Séc

Add yours

  1. Cám ơn bạn chia sẻ. Cho mình hỏi bạn học và làm bằng tiếng Anh hay tiếng Séc? Vì m cũng đang tìm hiểu về việc làm ở Slovakia. Cảm ơn bạn trước 🙂

    Liked by 1 person

    1. Cảm ơn An Chi đã đọc blog nhé! Mình học và làm bằng tiếng Anh 100%. Tiếng Séc của mình chỉ trình độ B1 thôi, chỉ dùng giao tiếp đời sống hàng ngày là chính 😅

      Liked by 1 person

      1. Cảm ơn Châu. M thì mới học tiếng Slovakia tầm nửa năm thôi, còn mới lắm. Theo dõi blog của bạn để học hỏi, dù gì 2 nước cũng sát bên nhau 😊

        Liked by 1 person

      2. Cố gắng lên c nhé 🤣 Em học 5 năm rồi mà vẫn còn phải cố gắng nhiều vì tính ở lại đây lâu dài. Em đăng kí lớp thứ 7 nào cx học lớp 3 tiếng liền, cô giáo giảng bằng tiếng Séc, 100% giao tiếp trong lớp bằng tiếng Séc, học ong thủ luôn. Nhưng mà vẫn phải học 😭 mỗi buổi tính ra 600k VND đâm ra cứ tiếc tiền là lại có động lực học =)))) Em cx vừa đọc blog của c, hình như lớn tuổi hơn nên cho em xin phép xưng em ạ 😂

        Liked by 1 person

      3. Ừ chắc chị lớn hơn, chẳng mấy chốc gọi cô được luôn rồi 😂. Cảm ơn chia sẻ học tiếng của em em, c sẽ cố. Chúc em ngày mai giao thừa ấm áp! 🎇

        Liked by 1 person

Leave a Reply

Website Powered by WordPress.com.

Up ↑