Những Thầy Cô Đại Học Mình Thích Nhất

Mình tốt nghiệp Anglo-American University (AAU) tháng 6/2019. Bằng cử nhân ngành Báo chí-truyền thông (Journalism and Communication).

Đọc thêm blog: Review các ưu nhược điểm của trường AAU

Trong 4 năm học tại AAU, mình có cơ hội được học nhiều thầy cô giỏi, nhiều kiến thức và kinh nghiệm làm việc giảng dạy, giàu tâm huyết và hơn hết, là tận tụy giúp đỡ học sinh. Sau đây là những “anh hùng” trong lòng mình:

Karen Grunow-Hårsta: Cô giáo Canada. Cũng là thesis advisor (cố vấn luận văn tốt nghiệp) của mình. Có bằng phD (tiến sĩ) ngành Linguistics (ngôn ngữ học). Trời ơi cô siêu gần gũi, cởi mở. Có kiến thức về văn hóa, con người, ngôn ngữ, lịch sử. Mình có 3 lớp học với cô. Lớp nào cũng tuyệt vời.

Melinda Reidinger: Cô giáo Mỹ. Luôn biết làm nên một lớp học vui nhộn. Mặc dù khối lượng readings và bài tập nhiều nhưng kiểm tra khá đơn giản. Rất quan tâm tới phát triển cá nhân của từng học sinh. Sẵn sàng giúp đỡ và tư vấn cả học sinh mới và cũ.

Robert Warren: Thầy giáo Mỹ/Anh. Giáo viên mình yêu thích nhất (không chỉ vì đẹp trai). Thầy Warren luôn liên hệ bài giảng lịch sử, chính trị với đời sống hiện tại của học sinh. Mình đã từng bật khóc trong lớp khi thầy nói về khác biệt và tương đồng giữa lòng yêu nước và chủ nghĩa dân tộc, và hỏi cả lớp ai sẵn sàng chiến đầu vì tổ quốc khi xảy ra chiến tranh, ngay cả khi không hiểu thực sự căn nguyên mâu thuẫn từ đâu ra.

Daniel Padolsky: Thầy người Mỹ. Một số học sinh cho là thầy Padolsky quá cứng nhắc, mình lại thích sự kỹ tính, tỉ mỉ của thầy. Rất chu đáo, dành rất nhiều thời gian để giúp đỡ học sinh. Khuyến khích mình viết blog và làm nên những thay đổi.

Tony Ozuna: Trưởng khoa của mình, người Mỹ. Một người luôn điềm tĩnh lắng nghe mọi vấn đề của học sinh và ôn tồn hòa giải mọi mâu thuẫn. Nhưng đôi khi sự thiếu quyết đoán của thầy làm giảm hiệu quả công việc và gây khó hiểu cho sinh viên.

Frank Kuznik: Thầy người Mỹ. Tuy khá cổ hủ và cứng đầu, thầy Kuznik là người truyền cho mình cảm hứng và tình yêu với viết lách.

Andrew Giarelli: Thầy người Mỹ gốc Italy. Một nhà báo truyền thống, có lẽ là idealistic (thầy có bằng PhD ngành Poetry – thơ ca), có lúc hơi lạc hậu (?). Nhưng luôn theo đuổi những chuẩn mực đạo đức cao nhất của nghề báo. Người đã dạy mình rất nhiều về cách tư duy phản biện, thu thập bằng chứng xác đáng và kể chuyện sao cho lôi cuốn.

Bjorn Steinz: Thầy người Đức. Một người nghệ sĩ thật sự. Rất đúng giờ. Yêu cầu cao ở một nhiếp ảnh về cả mặt kỹ thuật và thẩm mỹ.

Theodore A. Turnau: Thầy người Mỹ, tuy có hơi lập dị (đi chân đất, mặc áo T-shirt đến lớp, mời học sinh đến nhà ăn tối và bàn luận về phim ảnh), thầy Turnau là một người rất am hiểu về văn hóa, tôn giáo và xã hội. Rất quan tâm tới học sinh và biết cách đơn giản hóa những kiến thức khó.

James Fassinger: Thầy người Mỹ. Là một freelance photojournalist (phóng viên ảnh tự do) cho nhiều tờ báo nổi tiếng như The Guardian US/UK, The Daily

Một số giáo viên mình không học nhưng được tiếp xúc qua công việc và nghe review tốt: Stephani Shelton (Video Storytelling), William Eddleston (History), Anthony Marais (Writing)

Leave a Reply

Website Powered by WordPress.com.

Up ↑